Huyền thoại Pete Tong nói gì về EDM Châu Á? (Phần 1)

Một cái tên đã có đóng góp lớn lao trong ngành công nghiệp âm nhạc điện tử và nhận được rất nhiều sự kính nể từ phía những nghệ sĩ, ông lớn có tiếng – Pete Tong. Ông đã lược ra 8 suy nghĩ về EDM thế giới nói chung và Châu Á nói riêng, trong đó có những phát ngôn nổi bật từ một số doanh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng đã được ông đưa ra làm ví dụ. 
 
“Hầu hết nước Châu Á nào cũng đòi hỏi những giai điệu, âm thanh độc đáo”
 
“Thị trường Châu Á đang có tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ, văn hóa Châu Á cũng đã thâm nhập đến 1/9 lần tại Mỹ…nếu thị trường Trung Quốc chiếm một phần tư đất Mỹ.” Câu nói này đến từ nhà phân tích Kevin Waston trong báo cáo kinh doanh hằng năm của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh âm nhạc quốc tế – IMS
 
“Mỹ là một đất nước vô cùng rộng lớn, tuy nhiên dù bay từ Los Angeles đến New York tôi vẫn có cảm giác mình đang nói chuyện với những người giống nhau. Nhưng khi tiếp xúc với con người ở HongKong và Jarkata, họ lại hoàn toàn khác nhau.” Câu trả lời của Kaskade cho buổi phỏng vấn quan trọng tại IMS Asia-Pacific. “Họ có những cách đón nhận âm nhạc khác nhau ở mỗi vùng miền.”
 
Các nghệ sĩ trong nước và văn hóa phẩm địa phương cần được phát triển nhiều hơn nữa
 
“Dấu hiệu rất lớn để nhận biết một nước có thị trường lành mạnh và phát triển đó chính là ở những nghệ sĩ địa phương. Tạo dựng nền tảng vững chắc cho họ ở trong nước và tạo điều kiện để lan rộng ra các khu vực khác là một bước đúng đắn để phát triển không riêng họ mà cho cả thị trường nước nhà.” Matt Rodiguez – promoter/agent tại AM Only (Công ty dịch vụ agency từng đại diện cho rất nhiều các nghệ sĩ nổi tiếng như Kaskade, MatZo, Above & Beyond,…)
 
“Flume, What So Not và Will Sparks phát triển tại ngay quê hương của họ, nhận được nhiều sự dõi theo từ cộng đồng trong nước, và giờ đây họ đang chuẩn bị cho rất nhiều tour diễn trên thế giới” – Matt Nugen (hãng thu âm Onelove), thêm vào đó anh cũng nói rằng “Trước tiên bạn phải phát triển và hoàn thiện bản sắc của chính mình trước, sau đó bạn mới có thể sẵn sàng tạo nên bước đột phá ở những nơi khác, phạm trù khác”
 
 
Những người muốn khai thác nền âm nhạc điện tử cần phải hòa nhập vào thị trường độc quyền của Châu Á
 
“Không phải nghệ sĩ nào cũng cố gắng để phát triển ở Trung Quốc, nhưng bạn cần tiếp cận thị trường địa phương để tạo nên sự đột phá. Hãy phỏng theo họ, hợp tác cùng họ, hoặc sinh sống ở đó một thời gian để tìm hiểu rõ.” – James Grant (quản lý của bộ ba Above & Beyond)
 
“Tôi không trực tiếp nhìn nhận được thị trường Singapore, nên các đối tác của tôi cần phải nắm rõ thị trường nơi đây để họ có thể đưa ra đường hướng đúng đắn cho nghệ sĩ của tôi bằng mọi giá” – Ryan Saltzman (agent/ đồng sở hữu công ty agency Bullit)
 
Châu Á nên tránh khỏi nghệ sĩ và văn hóa EDM thế giới vì…quá sính ngoại?
 
“Đám đông quá quan trọng hóa bảng xếp hạng top 100, nếu bạn không nằm trong top 100 thì họ sẽ chẳng quan tâm bạn là ai, chơi nhạc như thế nào ra sao cả.” Erik Leender trả lời phỏng vấn tại hội nghị âm nhạc quốc tế. “Tất cả đều là do cách mà họ giáo dục, đa dạng hóa định hướng về âm nhạc” 
 
“Bạn cũng phải chắc chắn rằng không được để yếu tố âm nhạc bị lãng quên. Đến cuối ngày chúng sẽ là phẩn tử điều khiển tất cả mọi thứ.” Kurosh Nasseri – quản lý của Paul Van Dyk.
 
( Còn tiếp)

Nguồn: Pulse Radio
Trúc Thanh (Vietnam Goes Clubbing)
Exit mobile version