Cách hay để “chấm điểm” độ lành mạnh cho các loại thực phẩm

1. Zoom vào thành phần nguyên liệu

Ngay cả những món đồ ăn được dán nhãn fat-free, gluten-free hay organic cũng đều có thể chứa những nguyên liệu, gia vị gây dị ứng hoặc thừa cân nếu ăn quá khẩu phần cho phép. Đọc kĩ thành phần sẽ giúp bạn tẩy chay được với các loại thức ăn đã qua chế biến, tinh chế đến độ không còn hoặc còn rất ít các chất dinh dưỡng có lợi.

2. Lượng đường có trong thực phẩm

Sau thành phần nguyên liệu, thứ bạn nên chú ý thứ hai là mức đường (sugar level) có trong món đồ ăn đó. Thường trên bao bì đều sẽ có bảng thông tin ghi thành phần dinh dưỡng nên bạn sẽ dễ dàng tìm thấy số liệu chính xác.

Nếu món đồ ăn đó có nhiều hơn từ 5-10 gram đường/khẩu phần ăn thì tốt nhất là bạn đừng cho nó vào giỏ của mình. Ngoài đường (sugar) ra, bạn cũng nên để ý tới những thành phần dinh dưỡng họ hàng nhà ngọt nhưng “mạo danh” dưới tên gọi khác như:  Evaporated cane juice, cane sugar, palm sugar, high fructose corn syrup, corn syrup solids.

3. Lượng chất xơ

Chất xơ là thành phần dinh dưỡng rất quan trọng mà bạn nên để tâm đến thứ ba. Trong bảng giá trị dinh dưỡng, tìm đến phần carbonhydrate mà xem trong từng đó gram carb thì có bao nhiêu gram chất xơ. Ví dụ như hạt chia là một loại thực phẩm rất có ích và có giá trị dinh dưỡng cao vì trong 7 gram carb của hạt chia có tới 6 gram là chất xơ.

Tỉ lệ chất xơ trong carb càng nhiều, chứng tỏ món đó càng tốt cho sức khỏe. Nếu tỉ lệ quá thấp thì bạn bye bye món ăn đó đi là vừa nhé.

4. Protein

Đây là thành phần dinh dưỡng bạn cũng nên nghía qua đối với các loại thực phẩm đóng hộp hoặc đã qua sơ chế (ví dụ như bơ, phô mai, bánh mặn…). Bơ hạnh nhân là một ví dụ về thực phẩm đóng hộp nhưng vẫn có thể ăn thoải mái vì nó chứa tới 7 gram protein/khẩu phần ăn (quá ổn!).

Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein sẽ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và giúp bạn kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết của mình.

5. Sodium

Kẻ thù của sắc đẹp, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì không kiểm soát chính là hắn! Mà sodium thì trú ngụ ở hầu hết các loại thực phẩm chế biến, đóng hộp sẵn hoặc đông lạnh, trong đồ uống có ga thì khỏi phải bàn. Vậy nên, trước khi mua, hãy dành thời gian để nghía qua mặt mũi hắn trong món ăn, đồ uống đó xem to lớn cỡ nào.

Nếu như lượng sodium lớn hơn 200mg thì bạn nên để ngay món thực phẩm, đồ uống đó vào kệ. Nhớ là mỗi ngày bạn chỉ được nạp tối đa 1000-1200 miligram sodium vào người thôi. Dùng ngưỡng này để tính toán sao cho hợp lí nhé.

6. Các chất bảo quản

Thực phẩm chế biến sẵn thì luôn luôn chứa chất bảo quản rồi. Dù nhãn có dán tem bảo hành “Không chứa chất bảo quản” thì bạn cũng nên hiểu là “Chứa ít chất bảo quản”. Bạn nên tránh xa tất cả những loại thực phẩm mà thành phần chất bảo quản có chứa benzoates, potassium sulfates, citric acid, BHT, nitrates, BHA, propylene glycol, propyl alcohol, carrageenan, monosodium glutamate, trans fats, aspartame hoặc các chất tạo ngọt nhân tạo (artificial sweeteners).

Theo Men's Health

Tuệ Minh – infonet.vn

Exit mobile version