Đề xuất bỏ Tết ta, chỉ nên ăn Tết Tây, GS. Võ Tòng Xuân khẳng định: ‘Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi’

Việc loại bỏ Tết cổ truyền đã được đề xuất từ 14 năm về trước, cho đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Được biết, đề xuất này là của Giáo sư Võ Tòng và trong thời điểm hiện tại, ông vẫn một mực giữ nguyên quan điểm của bản thân.


Chợ hoa ngày trước Tết Nguyên đán

Trong một buổi phát biểu năm 2006, GS Võ Tòng Xuân chia sẻ: “Ở Việt Nam ta, đã ăn tết Tây, ngày 31/12/2019 vừa rồi, tôi thấy nhiều nơi đốt pháo hoa, đếm ngược, làm lễ tất niên đón năm mới tưng bừng, như thế là ăn tết Tây rất lớn rồi. Rồi tới tết ta, mọi tục lệ lại tiếp tục, như thế rất tốn kém.

GS Võ Tòng Xuân

Tết ta tính ra đúng là từ ngày 30 tết tới hết ngày mùng 3, nhưng cứ để ý thì người dân Việt Nam đã ăn tết ta từ sau rằm tháng chạp (15/12). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì người ta cũng nói ‘thôi lo ăn tết đã’. Và người ta ăn tết ít nhất sau rằm tháng giêng.

Tôi ủng hộ chủ trương là, mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi. Thích cổ truyền, rồi tâm linh, thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ cái nghèo. Càng nghèo lại càng thích ăn nhậu.”

Tất Âm lịch là dịp để con cháu tề tựu bên cha mẹ, ông bà.

Theo quan điểm cá nhân, GS Tòng Xuân cho rằng việc quan tâm và bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ có thể ở bất kỳ thời điểm nào, không nhất thiết cứ phải chờ đến Tết cổ truyền.


Một số tranh cãi từ cư dân mạng

Trên mạng, một cuộc tranh luận nổ ra sau khi nghe đến chia sẻ của GS Tòng Xuân.

– “Đó là truyền thống của người Việt Nam từ hàng ngàn năm rồi. Bỏ là bỏ thế nào? Có mấy người muốn bỏ? Bản sắc văn hóa dân tộc tại sao lại phải bỏ? Trên khắp địa cầu này mỗi năm mỗi nước có bao nhiêu lễ hội, họ có bỏ không? Họ làm ra tiền họ hưởng thụ họ lễ học, họ đi du lịch, họ dùng tiền, phục hồi sức lao động sức khoẻ của họ, tốn tiền từ túi mình vào túi người khác, họ có bỏ không? Đó là bình thường, tốn tiền người này nhưng đem lợi cho người khác, cho thương mại du lịch giải trí…”

– “Giàu nghèo chả biết chứ cơm ai người đấy ăn, áo ai người đấy mặc, tết có nhiều tiêu nhiều có ít tiêu ít. Nề nếp dân tộc thì bọn tôi theo nề nếp, đổi sang ăn tết tây thì cũng giống như tự vả vào mặt mình. Bỏ tập tục mình ăn theo tập tục nước bạn thôi chứ có gì mà đổi mới mà giàu lên được.”

Theo vnnewfeed247

Exit mobile version