Bắt chéo chân
Đây là kiểu ngồi cực quen thuộc với các bạn gái, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, điển hình như:
Tăng huyết áp: Nhiều nghiên cứu cho rằng việc đặt đùi này lên đùi kia làm tăng áp lực máu, có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Khi bạn còn trẻ, vấn đề này chưa có biểu hiện rõ ràng. Bạn có thể chỉ cảm thấy tê sau một thời gian ngồi. Nhưng càng lớn tuổi, các vấn đề về tĩnh mạch và huyết áp sẽ kéo theo loạt bệnh tật nguy hiểm đấy!
Liệt một phần chân: Từ cẳng chân trở xuống có một dân thần kinh rất quan trọng là dây thần kinh xương mác. Bắt chéo chân thường xuyên sẽ tăng áp lực lên dây thần kinh này. Biểu hiện ban đầu có thể chỉ là tê, đau nhức,… nhưng nếu ngồi kiểu này quá nhiều, nguy cơ phần chân dưới tê liệt và khó cử động các ngón chân là rất cao.
Giãn tĩnh mạch: Bệnh giãn tĩnh mạch với biểu hiện là các mạch máu phình to, nổi rõ trên bắp chân có nguyên nhân từ kiểu ngồi bắt chéo. Tư thế này có thể làm mạch máu kém lưu thông, dễ tụ một chỗ, lâu dần khiến các mạch máu phình to bất thường.
Đau xương khớp từ khi còn trẻ: Càng ngồi bắt chéo chân nhiều, các xương khớp càng đè và chà xát lên nhau, tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp. Bệnh đau khớp vốn dĩ chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi cũng có thể đe dọa bạn từ khi còn rất trẻ.
Dĩ nhiên, việc ngồi bắt chéo chân cho đỡ mỏi sẽ không gây nên ảnh hưởng ghê gớm, bạn chỉ cần nhớ là đừng để nó trở thành thói quen mà thôi!
Ngồi trên nệm mềm
Sử dụng máy tính ngay trên giường, ghế sofa là thói quen của nhiều người. Nhưng tác hại của tư thế này thì nhiều vô cùng.
Trước hết, mặt phẳng mềm sẽ làm cột sống của bạn cong vẹo khi ngồi. Về lâu dài, cột sống cong dần và thoái hóa. Bạn cũng có thể mắc thoát vị đĩa đệm, tạo nên những cơn đau lưng ghê gớm khiến bạn không thể đứng hay ngồi lâu.
Ngồi làm việc ở tư thế này trong thời gian dài cũng tạo nên kiểu ngồi gù lưng: Bạn có xu hướng trượt mông trên nệm, người cong lại, làm biến dạng cột sống ảnh hưởng đến vóc dáng và sức khỏe.
Ngồi kiểu chữ W
Đây là tư thế rất hay gặp khi xem ti vi, thư giãn tại nhà… Do đó bạn cần ý thức rõ về tác hại của chúng:
Nó sẽ khiến chức năng vận động của bạn có vấn đề. Phần thân trên ít vận động trong khi thân dưới gồm bắp chân, hông lại chịu lực quá lớn sẽ làm rối loạn chức năng cử động và giữ thăng bằng của cơ thể. Dáng ngồi và đi đứng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu ngồi kiểu này quá nhiều đấy!
Kiểu ngồi này còn tăng nguy cơ trật khớp hông, gây ra dáng đứng siêu vẹo mất thẩm mỹ và các cơn đau nhức dữ dội.
Do đó, lời khuyên cho bạn là hạy hạn chế thời gian ngồi trong ngày và thay đổi tư thế ngồi thường xuyên nhé!