Tiết lộ khối tài sản khủng của gia đình giàu nhất Việt Nam

Sau danh sách 100 cá nhân, VnExpress tiếp tục công bố 30 gia đình có tài sản lớn nhất thị trường chứng khoán năm 2015. So với năm ngoái, Top 3 gia đình giàu nhất vẫn giữ nguyên vị trí, lần lượt là nhà ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC), gia đình ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG), và các anh chị em ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai (Mã CK: HAG).

Tuy nhiên, trong số này, chỉ vợ chồng và anh em ông Phạm Nhật Vượng có thể tăng trưởng tài sản sau 12 tháng (tổng cộng 5.444 tỷ đồng). Ngược lại, gia đình ông Long cũng như ông Đức đều sụt giảm từ 15% đến hơn 50% tổng tài sản chứng khoán.

Cũng ghi nhận tổng tài sản nắm giữ trên sàn chứng khoán giảm nhưng 3 gia đình ông Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn – Mã CK: SSI), ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan – Mã CK: MSN) và ông Nguyễn Đức Tài (Chủ tịch Thế giới di động – Mã CK: MWG) vẫn tăng mạnh thứ hạng khi vươn lên giữ vị trí thứ 4, 5 và 6.

Top 10 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán năm nay ghi nhận sự trở lại của gia đình ông Trương Gia Bình (Chủ tịch Tập đoàn FPT – Mã CK: FPT). Đến hết năm 2015, ông Trương Gia Bình cùng chị và con gái sở hữu số cổ phiếu tương đương 1.685 tỷ đồng (tăng hơn 524 tỷ đồng).

Mặc dù vậy, thị trường vẫn được ghi nhận những cái tên mới trong Top 30 như gia đình ông Trầm Khải Hòa (con trai đại gia Trầm Bê), nhà ông Dương Ngọc Minh (Chủ tịch Thủy sản Hùng Vương – Mã CK: HVG) hay sự có mặt của gia đình Tổng giám đốc FPT – Bùi Quang Ngọc.

Theo số liệu ghi nhận, tổng tài sản của 10 gia đình đứng đầu sàn chứng khoán năm nay là 55.950 tỷ đồng (ước tính khoảng 2,49 tỷ USD theo tỷ giá USD/VND là 22.510 đồng). Nếu tính tổng 30 gia đình giàu nhất sàn chứng khoán, số lượng tài sản có được nhờ nắm giữ các cổ phiếu niêm yết là 74.664 tỷ đồng (ước khoảng 3,3 tỷ USD). Tuy nhiên, Top 30 năm nay lại “nghèo” hơn năm 2014 khoảng 154 tỷ đồng. Ngược lại, để có mặt trong TOP 30 này, mỗi gia đình lại cần phải có nhiều tài sản chứng khoán có giá trị hơn năm ngoái – ít nhất 576 tỷ đồng (năm 2014 chỉ là 374 tỷ đồng).

Đại gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có sự tăng trưởng tài sản ấn tượng sau 12 tháng(tổng cộng 5.444 tỷ đồng).

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) đã có một năm 2015 thành công khi lần thứ 5 liên tiếp dẫn đầu danh sách 10 người giàu nhất với tài sản gần 21.300 tỉ đồng, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Trong năm qua, giá cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ giảm khoảng 17% nhưng tổng tài sản vẫn tăng do tập đoàn này trả cổ tức bằng CP khiến số lượng CP ông sở hữu tăng từ 423,3 triệu lên 532,2 triệu đơn vị.

Giá trị CP của ông Vượng chiếm gần một nửa và bỏ xa những người kế tiếp trong danh sách xếp hạng, nên có thể sẽ còn rất lâu vị trí dẫn đầu mới có sự thay đổi. Theo bảng xếp hạng của Forbes, tính đến ngày 16/11/2015, VN có một đại diện duy nhất là ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup với tài sản ước tính khoảng 1,8 tỉ USD.

Trước đó, theo bảng xếp hạng Forbes, tính đến ngày 16/11/2015, ông Phạm Nhật Vượng cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes.

Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes, xếp thứ 1092 trên thế giới.

Ông Vượng đã tăng 26 bậc so với danh sách những người giàu nhất hành tinh năm 2015 được tạp chí Forbes công bố hồi tháng 3 năm nay.

Không kém cạnh chồng,  bà Phạm Thu Hương – với trị giá CP đang sở hữu đạt 2.919,27 tỷ đồng, bà Hương cũng liên tục nhiều năm liền luôn đứng ở vị trí thứ 4. Như vậy tính đến hiện nay, bà Hương tiếp tục là nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán VN.

Theo Doisongphapluat.com

Exit mobile version