Trầm cảm có thể đến, giày vò và thậm chí giết chết một người bất cứ lúc nào. Những bộ phim sau đây đã cảnh báo cho chúng ta nỗi đau khôn cùng mà căn bệnh này mang lại, cũng như khao khát tìm thấy hi vọng để vượt qua của những người phải chịu đựng nó.
1. Cheer Up / Sassy, Go Go! (Vũ Điệu Tuổi Trẻ)
Cheer Up / Sassy, Go Go! là bộ phim xoay quanh cuộc sống của những người trẻ xoay quanh học tập, bạn bè, tình cảm… Dưới sự kỳ vọng từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những con người vẫn con non nớt với cuộc đời đã chịu những áp lực không nhỏ.
Bộ phim xoay quanh câu chuyện của những người trẻ trong cuộc sống hàng ngày
Trong phim, nhân vật của Ji Soo không thể vượt qua sự dồn ép từ gia đình và bạn bè mà rơi vào trầm cảm nặng. Anh chàng hoảng loạn, đau buồn và quyết định tự cắt tay mình để kết thúc cuộc sống. Thế nhưng cuối cùng với sự giúp đỡ từ những người bạn của mình, anh chàng đã vượt qua cơn nguy kịch và trở lại cuộc sống bình thường với tâm lý ổn định hơn.
Phân cảnh cắt tay đầy ám ảnh của bộ phim.
2. It’s Okay, That’s Love (Chỉ Có Thể Là Yêu)
Là bộ phim khai thác đề tài tâm lý học, It’s Okay, That’s Love đã giới thiệu cho khán giả rất nhiều loại bệnh tâm lý khác nhau, trong đó không thể không nhắc tới chứng tâm thần phân liệt đi kèm trầm cảm của nam chính Jae Yeol (Jo In Sung).
Những nhân vật trung tâm của bộ phim đều gặp phải những vấn đề về tâm lý.
Do chấn thương tâm lý từ nhỏ, Jae Yeol trưởng thành với ảo ảnh về người bạn là hiện thân của chính mình thời niên thiếu. Anh gặp không ít nguy hiểm về thể xác và tinh thần, có lúc còn ảnh hưởng đến tính mạng. Bộ phim đã cho ta thấy những căn bệnh tâm lý có thể xuất hiện với bất kỳ ai, dẫu họ là người mạnh mẽ và hay cười đùa thế nào.
Jae Yeol sống trong ảo ảnh về chính mình thời niên thiếu.
3. Save Me (Lời Cầu Cứu)
Save Me kể về câu chuyện 4 cậu học sinh và 1 cô gái bị rơi vào bẫy của một hội giáo. Trong đó nữ diễn viên Seo Ye Ji đã đảm nhiệm vai nữ chính với tâm lý bất ổn định, hoảng loạn, bị đeo bám với những tư tưởng và hành động tiêu cực.
Seo Ye Ji hóa thân vào một cô gái rơi vào cái bẫy của một hội giáo.
Thậm chí, để chuẩn bị cho vai diễn này, nữ diễn viên cũng rơi vào trầm cảm và liên tục bị bóng đè trong 4 tháng liền. Cô nhốt mình trong nhà suốt nhiều ngày, liên tục nghe những bản nhạc buồn, sau đó cô dần thấy tội nghiệp cho chính mình và căm ghét bản thân. Có thể thấy, chính những diễn viên cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi căn bệnh trầm cảm từ nhân vật.
Để hóa thân vào nhan vật, chính Seo Ye Ji cũng rơi vào trầm cảm.
4. Romantic Doctor, Teacher Kim (Người Thầy Y Đức)
Không những đề cập đến những người bác sĩ ngày đêm cứu sống người bệnh, Romantic Doctor, Teacher Kim còn cho chúng ta nhìn thấy những nỗi đau của người thầy thuốc đằng sau chiếc áo blouse trắng. Nữ bác sĩ Seo Jung (Seo Hyun Jin) do di chứng từ việc chứng kiến trực tiếp cái chết của người bạn trai mà trầm cảm nặng.
Romantic Doctor, Teacher Kim khai thác cuộc sống tinh thần của người bác sĩ.
Seo Jung chìm trong sự dằn vặt, hối lỗi, thậm chí tuyệt vọng đến nỗi cô đã vào rừng và bị thương nặng. May mắn sao cô đã được cứu sống và tiếp nhận điều trị bởi bác sĩ Kim trong quá trình hành nghề tại bệnh viện của ông.
5. Kill Me, Heal Me (Tìm Lại Chính Mình)
Trong Kill Me, Heal Me, nhân vật chính do nam diễn viên Ji Sung thủ vai bị bệnh đa nhân cách. Trong đó, nhân cách Yo Seob mắc phải căn bệnh trầm cảm, luôn nung nấu ý nghĩ tự sát.
Ye Seob là nhân cách mắc phải chứng bệnh trầm cảm.
Là một cậu bé thiên tài am hiểu mọi kiến thức một cách tường tận, trí tuệ của cậu dường như không còn tương thích với thế giới bên ngoài. Yo Seob là nhân cách đại diện cho khao khát được lắng nghe và thấu hiểu của một người bị trầm cảm. Chính cách khai thác vô cùng đặc biệt này, bộ phim đã cho ta một góc nhìn khác về căn bệnh này.
Anh chàng luôn nghĩ đến tự tử để thoát khỏi thế giới này.
Discussion about this post